28 Ngày học phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
GIỚI THIỆU LỘ TRÌNH HỌC PHÁT ÂM TIẾNG ANH.
LỘ TRÌNH HỌC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHUẨN ANH – MỸ CHO NGƯỜI MẤT GỐC TRONG 28 NGÀY CÓ THỂ GIÚP BẠN TỰ TIN PHÁT ÂM TIẾNG ANH NHƯ NGƯỜI BẢN NGỮ.
➤ Trong tiếng Anh có tất cả 44 âm (sounds):
20 nguyên âm (vowel sounds)
- 12 nguyên âm đơn (single vowels sounds/ monophthongs)
- 8 nguyên âm đôi (diphthongs)
24 phụ âm (consonant sounds)
Việc quan trọng nhất của việc học phát âm là học được các quy tắc phát âm, cách sử dụng khẩu hình miệng, môi, răng, lưỡi đúng vị trí và cách điều khiển dòng khí để tạo ra âm thanh chuẩn.
➤ Thời gian học: 28 ngày
Lộ trình học phát âm do cô Hoa biên soạn trong 28 ngày bao gồm 3 chặng: chặng 1: Học nguyên âm, chặng 2: Học phụ âm, chặng 3: Hiểu và luyện phát âm kỹ thuật nâng cao.
I. CHẶNG 1: HỌC NGUYÊN ÂM
➤ Thời gian: 9 ngày - mỗi ngày 2 tiếng
➤ Nội dung: Học các cặp nguyên âm
Day 1: /i:/ và /ɪ/ |
Day 4: /ɒ/ và /ɔː/ |
Day 7: /ɪə/ và /eə/ |
Day 2: /u:/ và /ʊ/ |
Day 5: /e/ và /æ/ |
Day 8: /eɪ/, /aɪ/ và /ɔɪ/ |
Day 3: /ɑ:/ và /ʌ/ |
Day 6: /ɜː/ và /ə/ |
Day 9: /əʊ/ và /aʊ/ |
Chặng 1 |
Nguyên âm |
|||||||||||||||||||||
Day 1 |
/i:/ (long vowel – nguyên âm dài) |
/ɪ/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: phía đầu lưỡi cong, lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước khoang miệng, không tròn môi, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, miệng mở rộng sang 2 bên giống như đang mỉm cười vậy. - Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài. - Target sound: /i:/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước khoang miệng, nhưng hơi lùi về sau hơn âm /i:/, không tròn môi, mở rộng miệng sang 2 bên nhưng không rộng bằng âm /i:/, khoảng cách môi trên và dưới mở hơn một chút so với âm /i:/. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản. - Target sound: /ɪ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 2 |
/u:/ (long vowel – nguyên âm dài) |
/ʊ/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
||||||||||||||||||||
|
- File nghe: - Cách phát âm: miệng mở hơi tròn, hướng ra ngoài, bè hơn một chút so với âm /u:/, mặt lưỡi đưa khá sâu vào trong khoang miệng nhưng không sâu bằng âm /u:/, phía cuống lưỡi cong. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản. - Target sound: /ʊ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 3 |
|
/ʌ/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: môi mở thật rộng, hàm dưới đưa xuống một chút, mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng, phía cuống lưỡi đưa xuống thấp. - Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài. - Target sound: /ɑ:/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: miệng mở khá rộng, hàm dưới đưa xuống một cách thoải mái, tự nhiên, lưỡi để tự nhiên, hơi đưa về phía sau, phía cuống lưỡi đưa xuống thấp. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản. - Target sound: /ʌ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 4 |
/ɔː/ (long vowel – nguyên âm dài) |
/ɒ/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: môi mở thật tròn, cả môi trên và môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống, mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng, phía đầu lưỡi đưa thấp xuống. - Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài. - Target sound: /ɔː/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: môi mở khá tròn, môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống, mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng, phía đầu lưỡi đưa xuống thấp hơn một chút so với âm /ɔ:/. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản. - Target sound: /ɒ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 5 |
/e/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
/æ/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: miệng mở khá rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và nằm khoảng giữa trong khoang miệng. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản. - Target sound: /e/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng, cuống lưỡi đưa xuống thấp. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản. - Target sound: /æ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 6 |
/ɜː/ (long vowel – nguyên âm dài) |
/ə/ (short vowel – nguyên âm ngắn) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: miệng và hàm mở một cách tự nhiên, thoải mái; lưỡi cũng để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt, mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng. - Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài. - Target sound: /ɜː/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: môi, miệng và hàm mở một cách tự nhiên, thoải mái; lưỡi cũng để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt, mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng nhưng thấp hơn một chút so với âm /ɜː/. - Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản. - Target sound: /ə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 7 |
/ɪə/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
/eə/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: chuyển từ âm trước /ɪ/ sang âm giữa /ə/; khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng. - Target sound: /ɪə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: chuyển từ âm trước /e/ sang âm giữa /ə/; khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miêng, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng. - Target sound: /eə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 8 |
/eɪ/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
/aɪ/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
/ɔɪ/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: chuyển từ âm trước /e/ sang âm trước /ɪ/; khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng vẫn mở rộng sang hai bên, đưa lưỡi lên trên một chút, vẫn hướng ra phía trước. - Target sound: /eɪ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: chuyển từ âm sau /a:/ sang âm trước /ɪ/; khi bắt đầu, miệng mở rộng hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và phía cuống lưỡi đưa xuống thấp, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên. - Target sound: /aɪ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: chuyển từ âm sau /ɔ:/ sang âm trước /ɪ/; khi bắt đầu, miệng mở thật tròn, hàm dưới đưa xuống, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng vẫn mở rộng sang hai bên, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên. - Target sound: /ɔɪ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 9 |
/əʊ/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
/aʊ/ (diphthong, long sound – nguyên âm đôi, âm dài) |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: Chuyển từ âm giữa /ɜ:/ sang âm sau /ʊ/; khi bắt đầu, môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái, mặt lưỡi nằm ở khoảng giữa trong khoang miệng, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên trên. - Target sound: /əʊ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: Chuyển từ trước /æ/ sang âm sau /ʊ/; khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và đưa xuống thấp, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên trên. - Target sound: /aʊ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
>>>Xem thêm:
- Lộ trình học phát âm tiếng Anh từ A - Z cho người mới bắt đầu
- Quy tắc phát âm ED trong tiếng Anh
- Quy tắc vàng khi đánh trọng âm trong tiếng Anh
Nếu cần tư vấn miễn phí về lộ trình học giao tiếp cho người mất gốc, các bạn để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ nhé!
III. CHẶNG 2: HỌC PHỤ ÂM
➤ Thời gian: 13 ngày - mỗi ngày 2 tiếng
➤ Nội dung: học các cặp phụ âm có cách phát âm tương đồng và học các phụ âm lẻ
Day 1: /p/ và /b/ |
Day 5: /θ/ và /ð/ |
Day 9: /m/, /n/ và /ŋ/ |
Day 2: /t/ và /d/ |
Day 6: /s/ và /z/ |
Day 10: /h/ |
Day 3: /k/ và /g/ |
Day 7: /ʃ/ và /ʒ/ |
Day 11: /l/ |
Day 4: /f/ và /v/ |
Day 8: /tʃ/ và /dʒ/ |
Day 12: /r/ |
|
|
Day 13: /w/ và /j/ |
Chặng 2 |
Phụ âm |
||||||||||||||||||||
Day 1 |
/p/ |
/b/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /p/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /pə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /b/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /bə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 2 |
/t/ |
/d/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /t/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /tə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /d/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /də/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 3 |
/k/ |
/g/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /k/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /kə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /g/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /gə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 4 |
/f/ |
/v/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: răng cửa trên chạm vào môi dưới, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /f/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /fffff/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: răng cửa trên chạm vào môi dưới, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /v/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /vvvvv/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 5 |
/θ/ |
/ð/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /θ/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /θθθθθ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
B: Thirty-three and a third per cent, to be exact. |
- File nghe: - Cách phát âm: đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /ð/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /ððððð/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
B: These? A: No, the others, over there.
B: With milk? A: One with, and one without.
|
||||||||||||||||||||
Day 6 |
/s/ |
/z/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /s/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /sssss/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /z/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /zzzzz/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
B: Really? Well, it’s always interesting, but it isn’t always easy to listen to.
|
||||||||||||||||||||
Day 7 |
/ʃ/ |
/ʒ/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /ʃ/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /ʃʃʃʃʃ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
B: No A: Are you sure? |
- File nghe: - Cách phát âm: mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /ʒ/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /ʒʒʒʒʒ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 8 |
/tʃ/ |
/dʒ/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /tʃ/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /tʃə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng, hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /dʒ/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung. - Target sound: /dʒə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
Day 9 |
/m/ |
/n/ |
/ŋ/ |
||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng, luồng hơi từ mũi đi ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /m/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /mmmmm/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng, luồng hơi từ mũi đi ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /n/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /nnnnn/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng, luồng hơi phải từ mũi đi ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /ŋ/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /ŋŋŋŋŋ/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||
Day 10 |
/h/ |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng, nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /h/, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, hoặc nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung. - Target sound: /hə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 11 |
/l/ |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /l/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /lllll/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 12 |
/r/ |
||||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng, hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên, luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /r/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /rrrrr/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
|||||||||||||||||||||
Day 13 |
/w/ |
/j/ |
|||||||||||||||||||
- File nghe: - Cách phát âm: môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/, ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm âm /ə/; lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /w/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /wə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
- File nghe: - Cách phát âm: miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/, ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và phát âm âm /ə/, lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên. - Đặc tính dây thanh: Khi phát âm âm /j/, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay ở cổ họng để cảm nhận độ rung. - Target sound: /jə/ - Ví dụ:
- Luyện tập:
|
||||||||||||||||||||
✽ NOTE: Mỗi âm, bạn nên luyện theo từng bước như sau:
- Bước 1: Kéo dài âm đang luyện tập trong 3 giây.
- Bước 2: Kéo dài âm đang luyện tập trong 1 giây.
- Bước 3: Phát âm âm đang luyện tập với tốc độ người bản ngữ.
✽ MỞ RỘNG: CÁCH PHÁT ÂM ĐUÔI “-S” VÀ ĐUÔI “-ED”
- Cách phát âm đuôi “-s”:
Group 1 (đọc thành /s/) |
Group 2 (đọc thành /ɪz/) |
Group 3 (đọc thành /z/) |
folks /foʊks/
fits /fɪts/
types /taɪps/ shops /ʃɒps/ maps /mæps/ laughs /lɑːfs/ cuffs /kʌfs/ coughs /kɒfs/ paths /pɑːθs/ baths /bɑːθs/ months /mʌnθs/ |
misses /mɪsɪz/ places /pleɪsɪz/ provinces /ˈprɒvɪnsɪz/ buzzes /bʌzɪz/ rises /raɪzɪz/ sizes /saɪzɪz/ matches /mætʃɪz/ watches /wɒtʃɪz/ reaches /riːtʃɪz/ washes /wɒʃɪz/ dishes /dɪʃɪz/ manage /ˈmænɪdʒɪz/ changes /tʃeɪndʒɪz/
rouge /ruːʒɪz/ |
cabs /kæbz/ tubs /tʌbz/
needs /niːdz/
loves /lʌvs/ gives /ɡɪvs/ bathes /beɪðz/
apples /ˈæpəlz/
comes /kʌmz/ eyes /aɪz/ plays /pleɪz/ |
Kết thúc bằng 5 âm vô thanh (voiceless): /k/, /p/, /t/, /f/, /θ/ |
Kết thúc bằng 6 âm: /s/, /ʃ/, /z/, /tʃ/, /dʒ/, /ʒ/ |
Kết thúc bằng các âm hữu thanh còn lại (voiced) và nguyên âm: /m/, /n/, /ŋ/, /l/, /g/, /b/, /d/, /r/, /v/, /ð/, /eɪ/, /aɪ/ … |
- Cách phát âm đuôi “-ed”:
Group 1 (đọc thành /t/) |
Group 2 (đọc thành /ɪd/) |
Group 3 (đọc thành /d/) |
liked /laɪkt/ baked /beɪkt/ cooked /kʊkt/ typed /taɪpt/ stopped /stɒpt/ hoped /həʊpt/ laughed /lɑːft/ coughed /kɒft/ watched /wɒtʃt/ reached /riːtʃt/ searched /sɜːtʃt/ washed /wɒʃt/ kissed /kɪst/ fixed /fɪkst/
|
needed /niːdɪd/ decided /dɪˈsaɪ.dɪd/ amended /əˈmendɪd/ intended /ɪnˈtendɪd/ responded /rɪˈspɒndɪd/ related /rɪˈleɪ.tɪd/ waited /weɪtɪd/ wanted /ˈwɒntɪd/ started /stɑːtɪd/ invited /ɪnˈvaɪtɪd/
|
robed /rəʊbd/ bribed /braɪbd/ hugged /hʌɡd/ begged /beɡd/ calls /kɔːld/ smiled /smaɪld/ listened /ˈlɪsəned/ opened /ˈəʊpənd/ compared /kəmˈpeərd/ monitored /ˈmɒnɪtərd/ loved /lʌvd/ received /rɪˈsiːvd/ manage /ˈmænɪdʒd/ changed /tʃeɪndʒd/ used /juːzd/ played /pleɪd/ |
IV. CHẶNG 3: HIỂU RÕ VÀ LUYỆN TẬP CÁC KỸ THUẬT PHÁT ÂM NÂNG CAO
➤ Sau khi luyện thành thạo 2 chặng trên, tức là bạn đã có thể phát âm được chuẩn các âm trong tiếng Anh. Nhưng để trình tiếng Anh của bạn có thể lên mức cao hơn, chuyên nghiệp hơn, bạn cần phải luyện thêm chặng 3 gồm các kỹ thuật nâng cao về: trọng âm, ngữ điệu và nối âm.
➤ Thời gian: 6 ngày, theo 3 phần:
Phần 1: Trọng âm – Stress (2 ngày)
✓ Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do vậy, những từ hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại: cao hơn, mạnh hơn, dài hơn. Đó được gọi là trọng âm.
✓ Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó được nhấn trọng âm; hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó.
✓ Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (ˈ) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Ví dụ:
- happy /ˈhæp.i/ => trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
- improve /ɪmˈpruːv/ => trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
- engineer /ˌen.dʒɪˈnɪər/ có hai trọng âm: trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /nɪər/ và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /en/
- Trong tiếng Anh, trọng âm của từ không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Bạn không thể nhấn trọng âm vào bất cứ chỗ nào bạn thích. Nếu bạn nhấn sai trọng âm thì sẽ khiến người nghe cảm thấy khó hiểu, thậm chí nếu nhấn sai trọng âm, bạn còn làm thay đổi nghĩa của từ và từ loại.
Ví dụ:
- desert có hai cách nhấn trọng âm, nhấn khác sẽ ra từ loại khác & nghĩa khác
desert |
|
/ˈdez.ət/ (danh từ): sa mạc, hoang mạc
|
/dɪˈzɜːt/ (động từ): bỏ đi, rời đi, bỏ trốn, đào ngũ |
- conflict có hai cách nhấn trọng âm, nhấn khác sẽ ra từ loại khác & nghĩa khác
conflict |
|
/ˈkɒn.flɪkt/ (danh từ): xung đột; cuộc xung đột, tranh chấp |
/kənˈflɪkt/ (động từ): đối lập; trái ngược; mâu thuẫn |
- Chính vì thế bạn cần phải nắm rõ quy tắc nhấn trọng âm để nói tiếng Anh chuẩn hơn và tự tin hơn trong giao tiếp để không xảy ra hiểu lầm nhé!
✽ NOTE: 11 quy tắc nhấn trọng âm cần nhớ:
1. Hầu hết các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai
- Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, im’prove, sup’port, pre’vent, at’tend, re’mote, sur’vey, com’bine, en’large, dis’pose, a’ffect, sub’mit …
- Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…
2. Hầu hết các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Danh từ |
Tính từ |
‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain, ‘system, ‘effort, ‘current, ‘campus, ‘Monday, ‘doctor, ‘finger, ‘standard, ‘sugar … |
‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy, ‘decent, ‘instant, ‘rural, ‘suburd, ‘handsome, ‘proper … |
ho’tel, ca’nal, … |
asleep, amazed, sincere, polite … |
➤ Lưu ý 1:
a) Từ có hai âm tiết bắt đầu bằng “a” thường nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai.
- Ví dụ: a’bout, a’gain, a’lone, a’chieve, a’live, as’leep, a’buse, a’f'raid …
b) Các đại từ phản thân luôn nhấn trọng âm ở âm tiết cuối cùng.
- Ví dụ: my’self, him’self, them’selves, your’self …
c) Từ hai âm tiết có chữ cái kết thúc là “y” => trọng âm được nhấn ở âm tiết thứ hai & chữ “y” sẽ được phát âm thành /aɪ/.
- Ví dụ: re’ply/ /rɪˈplaɪ/, ap’ply, im’ply, re’ly, a’lly, sup’ply, com’ply, de’ny, de’f'y …
d) Từ bắt đầu bằng “every” sẽ nhấn trọng âm vào chính “every”.
- Ví dụ: everyday /ˈev.ri.deɪ/, ‘everybody, ‘everything, ‘everywhere
e) Các từ hai âm tiết tận cùng bằng “ever” thì nhấn vào chính “ever”.
- Ví dụ: forever /fəˈre.vər/, however, whenever, whatever, whoever …
f) Từ kết thúc bằng các đuôi how, what, where, sẽ nhấn trọng âm ở âm đầu tiên.
- Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere …
➤ Lưu ý 2:
a) Trong các trường hợp sau, đa số các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai:
Danh từ |
Tính từ |
1, Nếu âm thứ hai chứa 1 nguyên âm dài (long vowel): /ɑ:/, /ɜ:/, /i:/, /ɔ:/, /u:/ |
|
Ví dụ: sham’poo /ʃæmˈpuː/ re’sort /rɪˈzɔːt/ machine /məˈʃiːn/ police /pəˈliːs/ re’form /rɪˈfɔːm/ |
Ví dụ: complete /kəmˈpliːt/ extreme /ɪkˈstriːm/ asleep /əˈsliːp/
|
2, Nếu âm thứ nhất chứa 1 nguyên âm ngắn và âm thứ 2 chứa 1 nguyên âm đôi (diphthong): /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/ |
|
re’tail /ˈriː.teɪl/ ad’vice /ədˈvaɪs/ July /dʒuˈlaɪ/ mistake /mɪˈsteɪk/ |
po’lite /pəˈlaɪt/ sin’cere /sɪnˈsɪər/ alone /əˈləʊn/ amazed /əˈmeɪzd/ |
b) Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record, desert, conflict nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: ‘record; ‘desert, ‘conflict, còn khi là động từ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2: re’cord; de’sert, con’flict
3. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘doorman, ‘typewriter, ‘greenhouse, ‘toothbrush, ‘bathroom, ‘headache, ‘blackbird, ‘redhead, ‘backyard, ‘flashlight …
4. Động từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: be’come, under’stand, over’flow …
5. Tính từ ghép: trọng âm rơi vào phần thứ hai
Ví dụ: good-tempered, self- confident, well-dressed, hard-working, easy-going, old-fashioned …
6. Các từ chỉ số luợng nhấn trọng âm
ở từ cuối kết thúc bằng đuôi -teen, ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi -y:
Ví dụ: thir’teen, four’teen …
‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …
7. Nhấn trọng âm vào chính các hậu tố sau:
-ade |
lemon’ade |
-aire |
million’aire, question’aire |
-ee |
refug’ee, train’ee, employ’ee, interview’ee |
-een |
seven’teen, four’teen |
-eer |
pio’neer, engi’neer, mountai’neer |
-ese |
Journa’lese, Japa’nese |
-esque |
pictur’esque, Roma’nesque |
-isque |
ri’squé, |
-ette |
cigar’ette |
-oo |
bam’boo, ta’boo, kanga’roo |
-oon |
ty’phoon, ba’loon, sa’loon, after’noon |
- Một số trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee…
8. Các từ tận cùng bằng các hậu tố sau đây thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay truớc hậu tố đó:
-ial/ual |
tu’torial, contex’tual |
-ian |
li’brarian, Hun’garian |
-ic, ics |
eco’nomic, acroba’tics |
-ify |
a’cidify, so’lidify |
-ion |
so’lution, edu’cation |
-itive |
in’finitive, in’tuitive |
-ulous, -orous |
mi’raculous, ri’diculous |
-graphy |
ge’ography, bi’ography, pho’tography |
-cial |
fi’nancial, of’ficial, com’mercial |
-ical |
theo’ritical, eco’nomical |
-ient |
‘ancient, su’fficient, e’fficient |
-ious, -eous |
sus’picious, cou’rageous |
-ity |
mi’nority, fa’tality, possi’bility |
-logy |
tech’nology, psy’chology |
- Một số trường hợp ngoại lệ: ‘cathonic, ‘lunatic, ‘politics, a’rithmetic …
9. Các hậu tố sau đây không làm ảnh hưởng đến trọng âm của từ:
-able |
con’sider – con’siderable, a’void – a’voidable |
-dom |
‘martyr – ‘martyrdom |
-er, -or, est |
ad’venture – ad’venturer, ‘educate – ‘educator, long – ‘longest |
-ful |
‘beauty – ‘beautiful |
-hood |
‘brother – ‘brotherhood |
-ing |
‘educate – ‘educating, ‘interest – ‘interesting |
-ish |
‘yellow – ‘yellowish |
-ism |
‘alcohol – ‘alcoholism |
-ist |
‘journal – ‘journalist, ‘physics – ‘physicist |
-ize |
‘neutral – ‘neutralize |
-less |
‘bottom – ‘bottomless, de’fence – de’fenceless |
-like |
‘autumn – ‘autumn-like, ‘business – ‘businesslike |
-ly |
‘careless – ‘carelessly, ap’parent – ap’parently |
-ment |
de’velop – de’velopment, ac’company – ac’companiment |
-ness, -less |
care – ‘careless – ‘carelessness |
-ship |
‘censor – ‘censorship |
-some |
ad’venture – ad’venturesome, ‘quarrel – ‘quarrelsome |
-wise |
‘other – ‘otherwise |
10. Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:
Ví dụ: a) im’portant / unim’portant
b) ‘perfect / im’perfect
c) a’ppear / disa’ppear
d) ‘crowded / over’crowded
- Một số trường hợp ngoại lệ: ‘statement / ’understatement, ‘ground / ‘underground,…
11. Đối với các từ có 3 âm tiết:
a) Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /ɪ/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: paradise /ˈpær.ə.daɪs/, pharmacy /ˈfɑː.mə.si/,
holiday /ˈhɒl.ə.deɪ/, resident /ˈrez.ɪ.dənt/ …
b) Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn /ə/ hoặc /ɪ/; hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: computer /kəmˈpjuː.tər/, potato /pəˈteɪ.təʊ/,
banana /bəˈnɑː.nə/, disaster /dɪˈzɑː.stə(r)/ …
c) Nếu các động từ có âm tiết cuối cùng chứa âm /ə/ hoặc /ɪ/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: consider /kənˈsɪdər/, remember /rɪˈmem.bər/,
inhabit /ɪnˈhæb.ɪt/, examine /ɪɡˈzæm.ɪn/…
d) Nếu các tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /ə/ hoặc /ɪ/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: familiar /fəˈmɪl.i.ər/, considerate /kənˈsɪd.ər.ət/…
Phần 2: Ngữ điệu – Intonation (2 ngày)
- Ngữ điệu là chúng ta nói như thế nào, không phải về nội dung mà là cách nói; cụ thể là sự lên xuống giọng trong khi nói. Điều này rất quan trọng vì nếu bạn lên xuống giọng không đúng chỗ sẽ dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu cho người nghe. Và đặc biệt, ngữ điệu chính là thứ để bạn truyền tải cảm xúc thông qua lời nói. Ngữ điệu khác nhau sẽ truyền tải thông điệp khác nhau.
- Đôi khi bạn không thể hiểu được đối phương nói gì, nhưng chỉ cần để ý cách họ nói, bạn hoàn toàn có thể biết được họ đang vui, buồn, tức giận hay căng thẳng, nói ý chân thật hay mỉa mai… Bạn sẽ hiểu được rất nhiều điều chỉ cần nghe qua cách họ nói. Như vậy, bạn cần hiểu biết về ngữ điệu để nói tiếng Anh hay hơn và tự nhiên hơn.
- Có 2 loại ngữ điệu phổ biến là ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune). Ngoài ra bạn có thể kết hợp cả hai và gọi là ngữ điệu kết hợp lên xuống (the rising - falling / the falling - rising tune).
✽ NOTE: 15 quy tắc ngữ điệu cần nhớ:
A. Khi lên giọng (rising tune):
1. Trong các câu hỏi yes-no: lên giọng ở cuối câu
Ví dụ:
Do you know how to play guitar?
(Lên giọng ở “-tar”)
2. Câu hỏi lặp lại (-echo questions) được dùng khi ta nghe không rõ, không hiểu, hoặc hỏi người đối thoại đã nói gì hoặc chỉ là cách để dừng cho mình suy nghĩ và trả lời => lên giọng ở cuối câu
Ví dụ:
A: Do you have a girlfriend? (girlfriend? Tỏ vẻ ngạc nhiên) (Lên giọng ở “-friend”)
B: Ah. I have a girlfriend.
3. Trong các câu mệnh lệnh: lên giọng ở cuối câu
Ví dụ: Take the key, will you?
(Lên giọng ở “key”)
4. Trong các câu khẳng định có hàm ý nghi vấn: lên giọng ở cuối câu
Ví dụ: You are going to wear this dress to the party tonight?
(Lên giọng ở “-night”)
5. Khi có các từ xưng hô: ta lên giọng ở ngay từ cuối cùng
Ví dụ: My dear, long time no see but you are still the same.
(Lên giọng ở “dear”)
B. Khi xuống giọng (falling tune):
6. Trong các câu trần thuật: xuống giọng ở cuối câu, khi gặp dấu chấm hoặc dấu phẩy
Ví dụ: I think you should go home now.
(Xuống giọng ở “now”)
7. Trong các câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (Wh-questions): what, when, where, what, how, which, whose, whom: xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: What are you doing outside?
(Xuống giọng ở “-side”)
8. Trong các câu chào hỏi: xuống giọng ở cuối câu chào hỏi
Ví dụ: Good morning, how are you today?
(Xuống giọng ở “-ning”)
9. Trong các câu cảm thán: xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: What a beautiful garden!
(Xuống giọng ở “-den”)
10. Khi kêu gọi ai đó làm gì đó: xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: Betty! Stop talking!
(Xuống giọng ở “-king”)
11. Trong các câu đề nghị: xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: Let’s go swimming!
(Xuống giọng ở “-ming”)
12. Câu hỏi đuôi (tag questions):
- Xuống cuối câu: khi người nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý với mình.
Ví dụ: It’s so sexy, isn’t it?
(Xuống giọng ở “sexy”, “it”)
- Khi nghe người nói xuống ngữ điệu như thế, tức là nó quá sexy, người nói khá chắc chắn điều mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý với mình => nếu bạn đồng tình thì bạn đáp là Yes, chứ không phải là No
- Xuống cuối câu: khi người nói muốn xác định đều mình hỏi, và hỏi để xác định là đúng hay không
Ví dụ:
A: You are a Lion, aren’t you? (Xuống giọng ở “Lion”, lên giọng ở “you”)
B: Yes, I am. / No, I am a Rabbit.
C. Vừa lên giọng vừa xuống giọng (the rising – falling tune)
13. Đối với các loại liệt kê: lên giọng ở vị trí dấu phẩy và trước từ “and”, xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: I have a pen, a ruler, a pencil and a book.
(Lên giọng ở “pen”, “-ler”, “-cil” và xuống giọng ở “book”)
14. Trong các câu chỉ sự chọn lựa: lên giọng trước “or” và xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: You have to choose one among these dresses, the red one (↑) or the blue one (↓)?
(Lên giọng ở “one” sau “red”, xuống giọng ở “one” sau “blue”)
15. Đối với các số đếm: lên giọng sau dấu phẩy, xuống giọng ở số đếm cuối cùng
Ví dụ: Let’s count together with me, one (↑), two (↑), three (↑), four (↑), and five (↓).
(Lên giọng ở “one”, “two”, “three”, “four”, xuống giọng ở “five”)
✽NOTE:
a) Trong câu và cụm từ, có nhiều từ được nhấn mạnh và cũng có nhiều từ bị lướt tốc độ, thậm chí là nó còn nhỏ đi:
- Được nhấn mạnh => tức là chữ no tròn, được phát âm rõ và không được đọc lướt, bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, từ để hỏi (who, what…), đại từ chỉ định khi đứng trước tobe, không có danh từ theo sau (this, that, these, those), đại từ sở hữu (mine, yours…)
- Không được nhấn mạnh => đọc lướt, bao gồm: mạo từ (a/ an/ the), to be ( am, is, was …), trợ động từ ( do, have…), động từ khiếm khuyết (can, must…), đại từ nhân xưng (I, you…), tính từ sở hữu (my, your), giới từ (to, from, in…), liên từ ( and, but, or…), tính từ chỉ định khi đứng trước danh từ ( this, that, these, those)
b) Quy tắc “cảm xúc”: Ngoài 15 quy tắc nêu trên còn có một quy tắc nữa bạn cần lưu ý là: muốn làm nổi bật ý của từ nào thì sẽ nhấn từ đó, tùy vào ý định và cảm xúc của bạn.
Ví dụ:
- How are you? (nhấn “are” trong trường hợp hỏi thăm sức khỏe bình thường)
- How are you? (nhấn “how” khi bạn gặp một người có vẻ không khỏe, mặt xanh xao nhợt nhạt hay đại loại như thế)
- How are you? (nhấn “you” ví dụ khi bạn ở giữa một đám đông và bạn chỉ muốn ám chỉ một người mà bạn hỏi hoặc một người trong số đó thôi)
Phần 3: Nối âm - Liaison (2 ngày)
- Nối âm là điều rất đặc trưng trong tiếng Anh. Nối âm là khi có 2 từ đứng cạnh nhau, 1 từ kết thúc bằng 1 phụ âm còn từ kia bắt đầu bằng 1 nguyên âm, thì phụ âm đó sẽ đọc kéo dài sang từ bắt đầu bằng nguyên âm.
Ví dụ:
2 từ “your” /jɔːr/ và “eyes” /aɪz/ khi được đặt cạnh nhau thì bạn sẽ nối phụ âm cuối “/r/” của từ trước vào nguyên âm “/aɪ/” bắt đầu của từ sau, đọc thành /jɔːraɪz/
- Trong giao tiếp hàng ngày, người bản xứ nói rất nhanh và họ có xu hướng nối âm của các từ với nhau. Nếu không nắm được cách nối âm này, bạn sẽ thấy bỡ ngỡ và khó khăn khi giao tiếp với người bản xứ. Vì thế, bạn cần luyện tập nối âm để có thể nghe hiểu và nói tiếng Anh trôi chảy, lưu loát, tự tin và tự nhiên nhất. Để có thể làm được như vậy, bạn cần nhớ 4 quy tắc nối âm sau đây:
1. Quy tắc phụ âm đứng trước nguyên âm:
- Khi từ trước kết thúc bằng một phụ âm, từ sau bắt đầu bằng một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ:
a) check in
Trước khi nối âm: /tʃek_ ɪn/
Sau khi nối âm: /'t∫e_ kɪn/
b) fill up
Trước khi nối âm: /fɪl_ʌp/
Sau khi nối âm: /fɪ_lʌp/
c) My name is Alice.
Trước khi nối âm: /maɪ_neɪm_ɪz_ælɪs/
Sau khi nối âm: /maɪ_neɪ_mɪ_zælɪs/
d) Look at that!
Trước khi nối âm: /lʊk_æt_ðæt/
Sau khi nối âm: /lʊ_kæt_ðæt/
- Đối với những cụm từ viết tắt:
Ví dụ:
a) MA (Master of Arts)
Trước khi nối âm: /em_eɪ/
Sau khi nối âm: /e_meɪ/
b) LA (Los Angeles)
Trước khi nối âm: /el_eɪ/
Sau khi nối âm: /e_leɪ/
NOTE:
- Tuy nhiên, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng.
Ví dụ:
Từ "laugh" có âm tận cùng là /f/, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ như "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
- Mời các bạn luyện tập quy tắc nối âm khi phụ âm đứng trước nguyên âm trong các ví dụ sau:
wall eye /'wɔː_laɪ/ pull off /'pʊ_lɒf/ make up /'meɪ_kʌp/ come on /'kʌ_mɒn/ |
hold on /'həʊl_dɒn/ full automatic /'fʊ_lɔːtəˈmætɪk/ catch all /'kæ_tʃɔːl/ break up /'breɪ_kʌp/ |
2. Quy tắc nguyên đứng trước nguyên âm:
Khi từ trước kết thúc bằng một nguyên âm, từ sau bắt đầu bằng một nguyên âm thì 2 nguyên âm này được nối với nhau bởi 1 phụ âm, cụ thể như sau:
- Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "o", ví dụ: /u:/, /ʊ/, /əʊ/, /aʊ/ …), bạn thêm âm "w" rất ngắn vào giữa.
Ví dụ:
a) do it
Trước khi nối âm: /duː_ɪt/
Sau khi nối âm: /duː_wɪt/
b) USA
Trước khi nối âm: /ju:_es_eɪ/
Sau khi nối âm: /ju:_we_seɪ/
c) you and me
Trước khi nối âm: /ju:_ænd_miː/
Sau khi nối âm: /ju:_wænd_miː/
d) two or three
Trước khi nối âm: /tu:_ɔːr_θriː/
Sau khi nối âm: / tu:_wɔːr_θriː/
e) go outside
Trước khi nối âm: /ɡəʊ_ aʊtˈsaɪd/
Sau khi nối âm: /ɡəʊ_ waʊtˈsaɪd/
- Nếu nguyên âm cuối của từ trước là /i:/ hoặc /ɪ/, từ sau bắt đầu bằng bất cứ nguyên âm nào, bạn thêm một âm "j" rất ngắn vào giữa.
Ví dụ:
a) me and you
Trước khi nối âm: /miː_ænd_ju:/
Sau khi nối âm: /miː_jænd_ju:/
b) three or four
Trước khi nối âm: /θri:_ɔːr_fɔːr/
Sau khi nối âm: /θri:_jɔːr_fɔːr/
c) the end
Trước khi nối âm: /ði:_end/
Sau khi nối âm: /ði:_jend/
d) VOA
Trước khi nối âm: /vi:_əʊ_eɪ/
Sau khi nối âm: /vi:_jəʊ_eɪ/
a) He asked
Trước khi nối âm: /hi:_ɑːskt/
Sau khi nối âm: /hi:_jɑːskt/
3. Quy tắc nối phụ âm cuối của từ trước và âm /h/ đầu của từ sau:
Khi nói nhanh, người bản xứ có xu hướng bỏ qua âm /h/ đứng đầu của một số từ như her, him, have, has, had, vì vậy họ sẽ đọc nối phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm phía sau /h/ của từ sau luôn.
Ví dụ:
a) I gave her a pen.
Trước khi nối âm: /aɪ_ɡeɪv_ /hɜːr_ ə_pen/
Sau khi nối âm: /aɪ_ɡeɪ_vɜː_ rə_pen/
b) Was he there?
Trước khi nối âm: /wɒz_hi:_ðeər/
Sau khi nối âm: /wɒ_zi:_ðeər/
c) What have you done?
Trước khi nối âm: /wɒt_hæv_ ju:_dʌn/
Sau khi nối âm: /wɒ_tæv_ ju:_dʌn/
d) This is her sister.
Trước khi nối âm: /ðɪs_iz_ hɜːr_sɪstər/
Sau khi nối âm: /ðɪ_si_zɜːr_sɪstər/
4. Quy tắc nối âm giữa phụ âm cuối /t/, /d/, /s/, /z/ của từ trước và âm /j” của từ sau:
Trong trường hợp phụ âm cuối của từ trước thuộc 1 trong 4 phụ âm /t/, /d/, /s/, /z/ và từ đi sau bắt đầu bằng /j/ thì sẽ có sự biến đổi nhẹ trong phát âm như sau:
- /t/ + /j/ = /tʃ/
Ví dụ:
a) Nice to meet you.
Trước khi nối âm: /naɪs_tu_miːt_ju:/
Sau khi nối âm: /naɪs_tu_miː_tʃu:/
b) I will let you know.
Trước khi nối âm: /aɪ_wɪl_let_ju:_nəʊ/
Sau khi nối âm: /aɪ_wɪl_le_tʃu:_nəʊ/
- /d/ + /j/ = /dʒ/
Ví dụ:
a) Would you help me?
Trước khi nối âm: /wʊd_ju:_help_mi:/
Sau khi nối âm: /wʊ_dʒu:_help_mi:/
b) We followed your instructions.
Trước khi nối âm: /wiː_ˈfɒləʊd_jər_ ɪnˈstrʌkʃənz/
Sau khi nối âm: /wiː_ˈfɒləʊ_dʒə_rɪnˈstrʌkʃənz/
- /s/ + /j/ = /ʃ/
a) Press your hands together.
Trước khi nối âm: /pres_jər_hændz_təɡeðər/
Sau khi nối âm: /pre_ ʃər_hændz_təɡeðər/
b) I will try to guess your age.
Trước khi nối âm: /aɪ_wɪl_traɪ_ tu_ges_jər_eɪdʒ/
Sau khi nối âm: /aɪ_wɪl_traɪ_tu_ge_ ʃə_reɪdʒ/
- /z/ + /j/ = /ʒ/
a) Where’s your mom?
Trước khi nối âm: /weərz_ jər_mɒm/
Sau khi nối âm: /weər_ ʒər_mɒm/
b) How was your trip?
Trước khi nối âm: /haʊ_wɒz_jər_trɪp/
Sau khi nối âm: /haʊ_wɒ_ʒər_trɪp/
V. KẾT LUẬN
Trên đây là những quy tắc nhấn trọng âm, quy tắc ngữ điệu và quy tắc nối âm thường được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh mà các bạn có thể áp dụng vào các tình huống giao tiếp thường ngày để cải thiện khả năng nghe - nói tiếng anh của mình. Ban đầu, việc vận dụng các quy tắc khi nói sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là với các bạn mới luyện nói và phát âm, nhưng bạn đừng vì thế mà nản lòng nhé!
Ngoài việc học lý thuyết, bạn cần thực hành phát âm thường xuyên bằng cách bắt chước theo video hướng dẫn, đóng vai để luyện tập nói với bạn bè và mọi người xung quanh, kết hợp vừa học vừa giải trí thông qua xem phim, nghe bản tin, nghe nhạc, đọc báo tiếng Anh … Thêm vào đó, hãy tự tạo cho bản thân nhiều cơ hội giao tiếp Tiếng Anh để phát huy tối đa những kiến thức lý thuyết đã học, ví dụ bạn có thể đi tham quan, đi dạo chơi ở những nơi có nhiều khách du lịch nước ngoài để có cơ hội tiếp xúc và nói chuyện trực tiếp với người bản xứ chẳng hạn.
Thông thường, nếu không có thời gian thì chỉ cần luyện chặng 1 và 2 là bạn đã có thể hoàn toàn phát âm chuẩn Anh - Mỹ; còn nếu muốn trở thành người có khả năng giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp, nói tiếng Anh tự nhiên như người bản xứ, bạn cần phải luyện tiếp chặng thứ 3.
Không có gì là dễ dàng ngay từ đầu cả, bạn hãy kiên trì một chút, chăm chỉ một chút, hãy học và thực hành bằng niềm yêu thích tiếng Anh thực sự chứ không phải chỉ vì điểm thi hay bất cứ lý do nào khác. Thành công là cả một quá trình chứ không phải đích đến. Chúc các bạn học tốt!
MỘT SỐ WEBSITE GIÚP HỌC PHÁT ÂM TỐT HƠN:
1. www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/grammar/pron/
3. http://englishdaily626.com/
4. www.dictionary.cambridge.org
5. http://www.elearnenglishlanguage.com/esl/grammar/simplepast-pronunciation.html
8. http://www.englishpronunciationpod.com/index.html
9. http://www.eslflow.com/pronunciationlessonplans.html
10. http://www.esltower.com/pronunciation.html
13. http://eslus.com/eslcenter.htm
15. http://soundsofspeech.uiowa.edu/resources/english/english.html
16. https://learningenglish.voanews.com/p/5644.html
17. https://learningenglish.voanews.com/a/improve-your-pronunciation-by-training-your-ears/3853284.html
18. https://www.youtube.com/watch?v=2trgRpCZ-pA
19. http://americanrhetoric.com/
20. https://www.thoughtco.com/esl-pronunciation-and-conversation-4133093
DOWNLOAD FULL EBOOK 28 NGÀY LUYỆN PHÁT ÂM CỦA MS HOA GIAO TIẾP TẠI ĐÂY |
Hi vọng, tất cả chia sẻ trên đây của cô về lộ trình phát âm tiếng Anh sẽ giúp các bạn có thể tự tin học phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ nhé!
Nhận lộ trình FREE
-
Lịch khai giảng
-
Giáo trình tự học tiếng anh