Networking - Unit 7: Making small talk
Như mình đã nói, mọi người thường bắt đầu bằng những chủ đề chung chung nhất như là thời tiết, sở thích cá nhân, thể thao … để tìm điểm chung và tạo dựng mối quan hệ. Hôm nay mình sẽ chia sẻ những cách dễ dàng nhất để có thể tạo ra một small talk nhé (các bạn cũng có thể học những cách này nếu muốn nói chuyện với người mà mình thích.)
1. Đầu tiên muốn nói chuyện với người ta thì mình phải làm cho người ta thoải mái (comfortable). Muốn làm được điều này thì hãy chỉnh body language theo hướng đến người mà mình nói nói chuyện với một thái độ cởi mở. Nhìn vào mắt họ, không nên khoanh tay hay để vai hướng về phía họ. Điều này làm cho họ có cảm giác bạn đang chăm chú để nghe họ nói. Và một điều nữa, bạn nên cất điện thoại đi, đã small talk thì đừng có smart phone.
2. Sau đó bạn có thể đưa ra những lời chào như đã nói ở bài số 1. Nếu bạn đã gặp người ta từ trước thì nói đơn giản, “Hi, Joe. It’s good to see you.” Nếu bạn mới gặp người ta lần đầu bạn có thể giới thiệu bản thân trước rồi đưa ra câu hỏi, “Hi, I’m Chandler. What’s your name?” Sau khi biết được tên người đó rồi thì hãy dùng tên người ta trong cuộc nói chuyện. Remember to always smile.
3. Khi nói chuyện, cố gắng tìm ra điểm chung, điểm chung có thể chỉ là thái độ của các bạn đối với thời tiết xấu hiện tại. Nhưng không phải lúc nào cũng nói về weather, còn nhiều thứ khác mà các bạn có thể nói đến. VD:
"Professor Hoffer is hilarious."
"Ashley throws the most amazing parties."
"Can you believe all of this rain?"
"I just love coming to Arbor Cafe."
4. Để cho người đối diện biết về bản thân bạn, dựa vào điểm chung ở trên, tất nhiên đừng nói cái gì quá personal (kiểu “Em với anh ấy đã yêu nhau được 5 năm, chúng em chuẩn bị chia tay thì bố mẹ bắt bỏ nhau). Ví dụ:
"He's the best teacher I ever had. He's basically the reason I'm an English major."
"I actually met Ashley last year, when Ben took me to her Great Gatsby party."
5. Và bước cuối cùng là kéo họ vào câu chuyện, để họ bộc lộ bản thân mình, và cũng giống như ở trên, đừng hỏi thứ gì quá personal (về sức khoẻ, tôn giáo hay chính trị). Ví dụ:
"How about you? Are you an English major, or are you here for Professor Hoffer's crazy stories?"
"How about you? Has the rain kept you from doing anything fun this week?"
"Do you come here to do some work, or are you just reading for fun?"
6. Ngoài những bước ở trên, hãy cân đối thời gian nói và nghe của mình, đừng giống như cục gạch, chỉ biết lắng nghe; cũng đừng giống như phát thanh viên ở đài, không để cho người ta nói câu nào. Một cuộc đối thoại hay cần phải có kẻ tung người hứng, phải có người hỏi và người trả lời.
Nhận lộ trình FREE
-
Lịch khai giảng
-
Giáo trình tự học tiếng anh