“Đồng bộ hóa âm thanh” và “phản xạ” – kỹ thuật đột phá trong đào tạo tiếng Anh

“Đồng bộ hóa âm thanh” và “phản xạ” – kỹ thuật đột phá trong đào tạo tiếng Anh
Không còn lạ lẫm khi bạn bắt gặp ở trong lớp học tại Ms Hoa Giao Tiếp với những âm thanh giáo viên “vỗ tay” liên tục kèm theo khẩu lệnh“Again”, “One more time”... và một sự đồng thanh đáp lại các học viên ở dưới, hay những câu phản xạ tức thì của các học viên khi giáo viên vừa dứt câu hỏi... Đó chính là những kỹ thuật đặc biệt rất riêng trong phương pháp phản xạ - truyển cảm hứng độc quyền chỉ có tại Ms Hoa Giao Tiếp. Hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu về 2 kỹ thuật “đồng bộ hóa âm thanh” và “phản xạ” độc đáo này nhé!

Đăng ký nhận tài liệu /nhận quà

Phương pháp phản xạ truyền cảm hứng là phương pháp đột phá trong học tiếng Anh giao tiếp được sáng tạo độc quyền bởi Ms Hoa Giao Tiếp. Với phương pháp học này không chỉ khơi gợi cảm hứng và truyền cho bạn nhiệt huyết để biến “learn English” thành “enjoy English” mà còn giúp học viên tăng cường khả năng ghi nhớ “siêu nhanh”, hình thành phản xạ tự nhiên, giúp các bạn học viên bứt phá và lột xác hoàn toàn sau khóa học. Thay vì sự “tự ti” hoặc “mất gốc” như tờ giấy trắng, là một sự tự tin giao tiếp tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh.

Đóng vai trò quan trọng trong phương Pháp phản xạ, truyền cảm hứng ấy là hai kỹ thuật: “Đồng bộ hóa âm thanh” và “Phản xạ”. Vậy hai phương pháp này quan trọng thế nào? Trong quá trình học và dạy tiếng anh.

1. Đồng bộ hóa âm thanh

Bản chất khi học bất kỳ ngôn ngữ nào thì chúng ta cần phải có sự “va đập” liên tục với ngôn ngữ đó để “ghim” ngôn ngữ đó vào đầu nhiều nhất có thể. Quá trình học ngôn ngữ này thể hiện rõ nhất ở việc học tiếng của một đứa trẻ. Một đứa bé học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ đến lúc hơn 1 tuổi bằng kỹ năng “nghe” một cách thụ động và hấp thụ ngôn ngữ qua việc “va đập” liên tục với ngôn ngữ hằng ngày qua giao tiếp của mẹ, bố và những người xung quanh. Sau đó tầm hơn 1 tuổi – 2 tuổi bé sẽ tập nói theo, bắt chước, vận dụng vốn từ vựng đã được “hấp thụ” từ trước để thể hiện suy nghĩ. Cả quá trình học đó phải là sự lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì dần dần bé sẽ nói tốt hơn. Người học tiếng Anh cũng vậy, chúng ta cũng cần một quá trình học tiếng Anh bằng cách lặp đi lặp lại từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc… để ghi nhớ. Vì vậy, sự đồng bộ hóa âm thanh ra đời nhằm tăng cường khả năng ghi nhớ, tạo điều kiện để học viên lặp lại một cách có quy trình, đồng bộ với nhau trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp.

Các bạn tưởng tượng xem một lớp học, giáo viên giảng dạy thao thao bất tuyệt trên mục giảng, học sinh ở dưới đang ngồi ngao ngán, buồn ngủ. Thi thoảng một học sinh được thầy/cô giáo gọi lên phát biểu rồi lại tiếp tục chìm vào bài giảng. Một lớp học khác, giáo viên chủ động tương tác với học sinh bằng cách tạo ra âm thanh thu hút học sinh như tiếng vỗ tay, tiếng gõ bảng, yêu cầu các học sinh phải đọc đồng bộ cả lớp theo như những ông đồ dạy học ngày xưa. Vậy lớp học nào sẽ mang giá trị cao hơn.

Ở lớp học đầu tiên, khi giáo viên chỉ gọi một vài học sinh lên phát biểu đọc bài thì chỉ một người được nói, tất cả các học sinh khác ngồi nghe mà không đọc hay nói theo khiến không khí bị trùng xuống, thời gian của các bạn còn lại không được sử dụng tối đa gọi là “Deadtime”. Khi đó giá trị bài học không được đồng bộ cho tất cả mọi người, không kéo được tương tác tập thể. Nhưng ở lớp học thứ hai, với những tiếng vỗ tay, hay tiếng gõ bảng, hay tiếng nhạc… như một lời “hiệu triệu” bằng âm thanh, một hiệu lệnh khiến tất cả học sinh phải chú ý, tập trung và bắt mọi người phải đọc theo, làm theo. Khi đã thu hút được sự tập trung bằng âm thanh kết hợp với kỹ thuật “repeat” ít nhất 5 lần cho một từ, cụm từ, một câu… đồng bộ cả lớp không chỉ khiến không khí lớp được sôi nổi, hào hứng hơn mà còn khiến cho mọi người gia tăng sự va đập ngôn ngữ thông qua SPEAKING giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn.

Chỉ một tiếng vỗ tay đơn giản nhưng đáp lại là một sự đồng thanh tương ứng từ các học viên. Đó có thể là việc đọc theo, kiểm tra kiến thức tiếng Anh đã học. Nhưng nó giúp kích thích khả năng ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn cho học viên, tăng cường phản xạ cho học viên. Sau một tiếng vỗ tay là một sự phản ứng lại tức thì của học viên. Vì vậy, đồng bộ hóa âm thanh giúp học viên tiết kiệm được thời gian rất nhiều, thay vì phải học thuộc kiến thức bằng “MẮT” hay mất thời gian hì hục viết ra để thuộc ở nhà thì các bạn có thể học thuộc mọi thứ một cách vô cùng dễ dàng ngay tại trên lớp.

2. Phản xạ

Phản xạ tức là một phản ứng ngay lập tức lại có thể hành động, lời nói ngay sau khi có tác nhân bên nào vào (có thể là gọi, hỏi…).

Vậy phản xạ trong khi nói tiếng Anh là việc bạn có một hành động đáp lại một tác nhân kích thích một cách nhanh chóng, hành động này thể hiện bằng lời nói, nói ra câu, ý của mình muỗn diễn đạt để phản hồi lại tác nhân kích thích đó. Tác nhân kích thích ở đây có thể là một câu hỏi tiếng Anh từ một người nào đó, việc của bạn là phản xạ lại bằng cách trả lời lại câu hỏi đó một cách tự nhiên, nhanh chóng.

Phản xạ tự nhiên trong giao tiếp tiếng Anh là một niềm mơ ước của tất cả những người học tiếng Anh vì nó không hề dễ dàng. Người bản ngữ sinh ra và lớn lên trong môi trường Anh ngữ nên đã hình thành được phản xạ tiếng Anh rất tốt, một cách tự nhiên và lại được sử dụng hằng ngày nên sẽ không thể mất đi được. Còn người Việt Nam học tiếng Anh không có môi trường Anh ngữ nên phản xạ tiếng Anh hình thành rất khó và cũng dễ mất đi nếu như không thường xuyên sử dụng.

Dĩ nhiên muốn phản xạ tự nhiên nhanh chóng bằng tiếng Anh thì chúng ta phải hiểu tiếng Anh, rèn luyện bằng cách hỏi đi hỏi lại, trả lời lặp đi lặp lại những mẫu câu tương tự thì khi gặp đúng câu đó chúng ta sẽ vô thức bật ngay ra câu trả lời. Ví dụ rất điển hình trong tình huống này là từ bé chúng ta luôn được học câu hỏi “How are you” và với câu trả lời muôn thuở là “I’m fine, Thank you. And you?”… Vậy muốn phản xạ lại khi giao tiếp tiếng Anh chúng ta phải tích lũy học bằng cách nghe nhiều và trả lời nhiều bằng SPEAKING.

Với các lớp học tại Ms Hoa Giao Tiếp, phản xạ của học viên sẽ được rèn luyện phản xạ thông qua kỹ thuật Q & A (Question and Answers), học viên sẽ được tạo phản xạ liên tục Hỏi – Phản xạ - Hỏi – Phản xạ - Hỏi – Phản xạ để khắc sâu mãi mãi kiến thức đã được học và ứng biến thật nhanh khi gặp các câu hỏi này trong cuộc sống.

Với kỹ thuật đồng bộ hóa âm thanh sẽ góp phần lớn trong việc hình thành phản xạ của học viên, việc đồng bộ các câu trả lời, sự lặp lại liên tục các mẫu câu khi học tiếng Anh sẽ giúp các học viên nhớ lâu để tạo ra sự phản xạ một cách trôi chảy và tự nhiên. Đến một lúc nào đó, các bạn sẽ thấy tiếng Anh nó tự tuôn trào trong đầu của bạn khiến bạn nói tiếng Anh, phản xạ trong giao tiếp một cách tự nhiên như một phản xạ không có điều kiện.

Ngoài hai kỹ thuật “đồng bộ hóa âm thành” và “phản xạ”, phương pháp phản xạ truyền cảm hứng còn có những kỹ thuật như: tương tác, kết nối, thực hành, truyền cảm hứng… giúp cho quá trình học tiếng Anh của bạn trở nên thú vị, hấp dẫn và vô cùng hiệu quả giúp bạn chủ động tìm ra một phương pháp học tiếng Anh cho riêng mình với một niềm cảm hứng đam mê tiếng Anh bất tận.

Để trải nghiệm những kỹ thuật học tiếng Anh độc đáo này tại Ms Hoa Giao Tiếp các bạn hãy đăng ký ở phía dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Học tiếng Anh là một quá trình lâu dài và sử dụng thường xuyên để hình thành việc tư duy, giao tiếp bằng tiếng Anh song song với tiếng Việt vì thế học càng sớm thì càng tốt để mở cánh cửa tương lai sự nghiệp cho bản thân bạn.