Unit 7: Complaining about something

Unit 7: Complaining about something
Hôm nay, cô sẽ chia sẻ cho em những cách để phàn nàn trong tiếng Anh nhé để dù cho em có than phiền đến thế nào đi nữa, em vẫn là một người lịch sự, vẫn giữ được không khí thoải mái mà không bị căng thẳng, khó chịu.

Các em thân mến,

Hãy tưởng tượng cùng cô nhé, nếu bây giờ em đang đi ăn nhà hàng, mọi chuyện đều diễn ra vô cùng tốt đẹp cho đến khi phục vụ bàn mang thức ăn ra thì bỗng nhiên có một con ruồi trong đĩa của em, lúc này em sẽ làm gì? Những bạn nào hiền lành thì chắc chắn sẽ bỏ qua, xem như không có gì, nhưng nếu em là một người khó tính, vậy thì phải phàn nàn rồi đúng không nào?

Hãy cùng cô tìm hiểu nha:

Đầu tiên thì hãy cùng cô đọc qua đoạn đối thoại sau đây:

  • Good morning, I’m one of the tenants in your flat. It’s number 55 Park Road.
  • Oh yes, you’re one of the students. Everything alright?
  • Not exactly, no. I’m afraid there are a couple of problems with the flat.
  • Oh, I’m sorry to hear that. What kind of problems?
  • Well, we haven’t had any hot water for many a couple of days now. We thought it was just a temporary problem with the system, but something is obviously more seriously wrong, and I wonder if you could please send someone round to have a look at it.
  • Of course, I’ll get my plumber around at the weekend.

Trong đoạn đối thoại trên, em có thể dễ dàng nhận ra rằng cách mà người ta than phiền thật sự nghe rất dễ chịu và không gây mất lòng đối phương đúng không nào, với câu nói: “I’m afraid there are a couple of problems with the flat.” thì không ai có thể nổi nóng được. Chắc chắn bây giờ em đã rất háo hức để được biết cách làm thế nào để có được “kĩ năng than phiền” tốt như thế đúng không nào, cô sẽ chia sẻ ngay đây.

  • Em có thể xin lỗi trước khi than phiền, ví dụ: “I’m sorry to have to say this, but….”
  • Em hãy sử dụng một số mẫu câu đơn giản nhưng giả sử vấn đề mà em đang chuẩn bị than phiền không phải là lỗi của đối phương: “There may have been a misunderstanding about….”
  • Ngoài ra, còn có một cách nữa đó là giải thích vấn đề một cách trực tiếp và rõ ràng, nhưng không đổ lỗi cho bất cứ ai cả: “I’ve got a bit of a problem here, you see…”
  • Trong một số ngữ cảnh thích hợp, em hoàn toàn có thể đề nghị một ý kiến của mình để giải quyết vấn đề: “Would it be a good idea to…?”. Cách này sẽ khiến cho vấn đề được giảm nhẹ, và khiến cho đối phương không bị bối rối nữa.

Thật là đơn giản quá phải không nào? Để nhớ thật lâu những bí quyết trên thì chắc chắn chúng ta phải thực hành rồi, hãy cùng cô làm các bài tập dưới đây cho thật quen nha: