Câu Đảo Ngữ Trong Tiếng Anh - Những điều bạn cần biết

Câu Đảo Ngữ Trong Tiếng Anh - Những điều bạn cần biết

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem đảo ngữ là gì nhé!

⇒ Đảo ngữ là một dạng câu trong tiếng Anh khi thứ tự của các bộ phận trong câu thông thường của một cấu trúc bị đảo lộn, thường là thứ tự có bao gồm chủ ngữ. Ví dụ, một câu trần thuật thông thường có thứ tự là chủ ngữ (S), trợ động từ (Aux), động từ (V), tân ngữ (O); nhưng khi đảo ngữ, ta đẩy trợ động từ hay động từ lên trước chủ ngữ.

Vậy khi nào chúng ta sử dụng đảo ngữ?

⇒ Đảo ngữ được sử dụng để nhấn mạnh về một sự việc hay chủ thể nhất định được đề cập đến trong câu.

Dưới đây là một vài mẫu đảo ngữ thường gặp và cách dùng:


1. Câu Đảo ngữ với NO và NOT ANY
 

Hai cấu trúc đảo ngữ này có thể được dùng tương đương nhau.

  • No + N + Aux + S + V-inf
  • Not any + N + Aux + S + V-inf

Ví dụ:
- No wine will you drink from now on.
- Not any wine will you drink from now on.
(Sẽ chẳng có một giọt rượu nào cho anh uống từ giờ nữa đâu.)


2. Câu Đảo ngữ với các trạng từ phủ định
 

Trong tiếng Anh, chúng ta có những trạng từ (Adv) mang nghĩa phủ định thường được sử dụng như: Never (không bao giờ), rarely (hiếm khi), seldom (ít khi), hardly ever (hầu như không bao giờ),… Những trạng từ này có thể được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh như sau:

  • Adv + Aux + S + V

Ví dụ: Never in July does it snow here. (Chẳng bao giờ tháng 7 có tuyết rơi ở đây đâu.)


3. Đảo ngữ với ONLY
 

Cùng với ONLY, chúng ta có thể thành lập nhiều cấu trúc đảo ngữ khác nhau, như: Only once, only later, only in this/that way, only then, only after, only by, only when, only with, only if, only in…

  • Only once + Aux + S + V
  • Only later + Aux + S + V
  • Only in this/that way + Aux + S + V
  • Only then + Aux + S + V
  • Only after + N/clause + Aux + S + V
  • Only by + V-ing/N
  • Only when + clause + Aux + S + V
  • Only with + N + clause
  • Only if + clause
  • Only in + Adv

Ví dụ:
- Only once did I talk to her. (Có mỗi một lần tôi nói chuyện với cô ấy.)
- Only after this workshop could we relax. (Chỉ khi nào xong cái hội thảo này thì chúng ta mới nghỉ ngơi được.)
- Only when I understood him did I like him. (Tới tận khi tôi hiểu anh ấy thì tôi mới có cảm tình.)


4. Đảo ngữ với SO và SUCH
 

Để diễn tả điều gì quá làm sao đến nỗi ai đó như thế nào, ta có thể dùng cấu trúc với SO, TOO và SUCH như bình thường. Nhưng để nhấn mạnh, ta có thể đảo ngữ SO và SUCH lên đầu câu như sau:

  • So + Adj/Adv + Aux + S + V + that + clause
  • Such + a/an + Adj + Aux + S + V + that + clause

Ví dụ:
- So expensive is it that I can’t buy it. (Nó đắt quá mua không nổi.)
- Such a wonderful night is it that we should have a walk. (Đúng là một buổi tối tuyệt vời để chúng ta đi dạo đấy.)


5. Đảo ngữ với MAY
 

Bạn có thể đã từng nghe hoặc đọc được những câu bắt đầu bằng MAY trong tiếng Anh với nghĩa là những lời chúc, lời cầu nguyện rồi. Đây là một dạng đảo ngữ cực kỳ phổ biến:

  • May + S + V-inf

Ví dụ:
- May you have a good day. (Chúc anh một ngày tốt lành.)
- May you rest in peace. (Mong anh yên nghỉ.)
- May God bless you. (Cầu Chúa phù hộ cho anh.)


6. Đảo ngữ với câu điều kiện
 

Đảo ngữ trong câu điều kiện (Conditional sentences) có thể là một trường hợp khá quen thuộc với nhiều người vì chúng cũng hay xuất hiện trong các bài kiểm tra. Khi đảo ngữ câu điều kiện, chúng ta dùng các trợ động từ để thanh thế cho IF trong mệnh đề điều kiện: SHOULD cho loại 1,
WERE cho loại 2 và HAD cho loại 3. Cụ thể như sau:

  • Loại 1: Should + S + V-inf, S + will + V-inf
  • Loại 2: Were + S + to V, S + would + V-inf
  • Loại 3: Had + S + PII, S + would + have + PII

Ví dụ:
- Should it rain, I will stay at home. (Trời mà mưa là tôi ở nhà.)
- Were I to speak French, I would ask him out. (Tôi mà biết tiếng Pháp thì đã hẹn anh ấy đi chơi rồi.)
- Were I you, I would call a lawyer. (Tôi mà là cậu thì sẽ gọi ngay cho luật sư.)
- Had I known about it before, I would have told you. (Tôi mà biết chuyện này trước thì đã bảo cậu rồi.)


7. Đảo ngữ trong câu trích dẫn
 

Thông thường, khi trích dẫn trong tiếng Việt, chúng ta vẫn thường ghi “anh ấy nói,” “họ nói,” “An nói,”… Nhưng trong tiếng Anh, những lời dẫn như vậy lại thường được đảo ngữ.

Ví dụ: “I love you,” said An, “but I can’t stay with you.” (“Em yêu anh,” An nói, “nhưng em không thể ở bên cạnh anh được.”) – Thật đau lòng!


8. Câu Đảo ngữ với cấu trúc NOT ONLY…BUT ALSO
 

NOT ONLY…BUT ALSO (Không những…mà còn) là một cấu trúc cực phổ biến và tần suất xuất hiện của nó trong đề thi chắc cũng như số điểm 9, điểm 10 ở trường tiểu học. Đảo ngữ ở cấu trúc này xuất hiện ở mệnh đề NOT ONLY của câu. Và có một điều mà Language Link Academic muốn lưu ý các bạn khi sử dụng cấu trúc này là mặc dù trông cấu trúc là BUT ALSO nhưng khi lập câu thì chúng ta phải chèn chủ ngữ vào giữa chúng nhé.

  • Not only + Aux + S + V, but + S + also + V

Ví dụ: Not only does he sing well, but he also dances beautifully. (Không chỉ hát hay mà anh ấy nhảy cũng rất đẹp.)


9. Đảo ngữ với cấu trúc tán đồng
 

Để tán đồng ý kiến, chúng ta có thể dùng TOO và EITHER ở cuối câu. Nhưng chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc đảo ngữ với SO, NEITHER và NOR ở đầu câu như sau. Dám chắc là nhiều bạn cũng biết cấu trúc cực kỳ quen thuộc này rồi này.

  • So/Neither/Nor + Aux + S + V

Ví dụ:
- He speaks 3 languages, so do I. (Anh ấy nói được 3 thứ tiếng, tôi cũng thế.)
- She can’t swim, neither can I. (Cô ấy không biết bơi, tôi cũng thế.)
- They aren’t official members, nor are we. (Họ có phải thành viên chính thức đâu, cả chúng ta nữa.)


Trên đây là những chia sẻ

Để được tư vấn kỹ hơn về lộ trình học giao tiếp cho người mất gốc, các bạn để lại thông tin tại đây nhé!