Học tiếng Anh bằng phương pháp truyền cảm hứng
Nội dung bài học

Như các em đã biết, điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh giao tiếpđược phản xạ với các tình huống cụ thể. Thông thường khi đối diện hoặc gặp người ngoại quốc, các em hay băn khoăn lo lắng liệu mình nói thế này có đúng cấu trúc không? Dịch nghĩa câu trả lời từ tiếng Việt sang tiếng Anh thế này họ có hiểu?

Đó có thể do nhiều nguyên nhân: vốn từ vựng ít, không biết phát âm từ... nhưng quan trọng nhất là do em chưa gặp phải tình huống thế này trong cuộc sống, dẫn đến sự lo lắng lúng túng và không biết làm thế nào. Và cô thấy rất nhiều bạn đã phải trốn tránh bằng cách đưa ra câu trả lời: "I don't understand".

Điều này trái ngược hoàn toàn nếu các em được hỏi: "How are you?". Ngay lập tức em sẽ đáp lại là "I'm fine, thank you. And you?" không ngần ngại. Cô chắc chắn em sẽ không ngắc ngứ bận tâm xem câu đó cấu trúc ngữ pháp như thế nào mà bật ra rất tự nhiên vì em đã được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ.

Phản xạ trong tiếng Anh giao tiếp rất quan trọng, nhưng sự yêu thích, niềm đam mê với tiếng Anh cũng chính là một động lực to lớn giúp các em thành công. Điều cốt lõi để duy trì nguồn cảm hứng này chính là hãy khám phá tiếng Anh theo hướng vẻ đẹp. Phương pháp học truyền thống chỉ cung cấp cho các em từ, cụm từ, cấu trúc ngữ pháp mà ít khi khơi gợi được sự thú vị của tiếng Anh. Các em đã bao giờ nghe tới từ "Deadline" chưa? Trong tiếng Việt nó có nghĩa là "hạn chót". Nhưng cũng từ đó nếu em tách đôi ra: Dead (chết); Line (con đường). Vậy thì "Deadline" chính là "con đường chết". Nghe thú vị hơn hẳn phải không nào?

Hoặc một trường hợp khác, khi xin lỗi các em thường nói "I'm sorry". Nhưng tiếng Anh lại có rất nhiều câu có hàm ý xin lỗi khác nhau, tùy theo tình huống cụ thể. Ví dụ như: 

- Please forgive me. (Làm ơn tha thứ cho tôi)
- Sorry, I didn't mean to do that. (Xin lỗi, tối không cố ý làm vậy)
- Excuse me (khi cần đi qua người khác)
- Pardon me. (khi cần đi qua người khác hoặc bạn muốn cắt lời)

Chính việc tiếp cận ngôn ngữ theo hướng vẻ đẹp sẽ giúp các em có hứng thú tự học tiếng Anh giao tiếp nhiều hơn và các em cũng thu nhận được rất nhiều điều thú vị từ bản ngữ. Đồng thời nó khiến em trở thành một người rất tinh tế và có trái tim. Tất nhiên là trước khi học tiếng Anh, cô có một gợi ý nho nhỏ là nên xác định mục đích học tiếng Anh để làm gì? Một khi các em đã hiểu rõ mình học tiếng Anh giao tiếp để trao đổi công việc ở doanh nghiệp nước ngoài, đi du lịch, đi du học... thì các em sẽ vạch rõ ra được một lộ trình rõ ràng cho bản thân và tập trung vào đó. 

Chúc các em thành công!

Nội dung bài học

Như các em đã biết, điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh giao tiếpđược phản xạ với các tình huống cụ thể. Thông thường khi đối diện hoặc gặp người ngoại quốc, các em hay băn khoăn lo lắng liệu mình nói thế này có đúng cấu trúc không? Dịch nghĩa câu trả lời từ tiếng Việt sang tiếng Anh thế này họ có hiểu?

Đó có thể do nhiều nguyên nhân: vốn từ vựng ít, không biết phát âm từ... nhưng quan trọng nhất là do em chưa gặp phải tình huống thế này trong cuộc sống, dẫn đến sự lo lắng lúng túng và không biết làm thế nào. Và cô thấy rất nhiều bạn đã phải trốn tránh bằng cách đưa ra câu trả lời: "I don't understand".

Điều này trái ngược hoàn toàn nếu các em được hỏi: "How are you?". Ngay lập tức em sẽ đáp lại là "I'm fine, thank you. And you?" không ngần ngại. Cô chắc chắn em sẽ không ngắc ngứ bận tâm xem câu đó cấu trúc ngữ pháp như thế nào mà bật ra rất tự nhiên vì em đã được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ.

Phản xạ trong tiếng Anh giao tiếp rất quan trọng, nhưng sự yêu thích, niềm đam mê với tiếng Anh cũng chính là một động lực to lớn giúp các em thành công. Điều cốt lõi để duy trì nguồn cảm hứng này chính là hãy khám phá tiếng Anh theo hướng vẻ đẹp. Phương pháp học truyền thống chỉ cung cấp cho các em từ, cụm từ, cấu trúc ngữ pháp mà ít khi khơi gợi được sự thú vị của tiếng Anh. Các em đã bao giờ nghe tới từ "Deadline" chưa? Trong tiếng Việt nó có nghĩa là "hạn chót". Nhưng cũng từ đó nếu em tách đôi ra: Dead (chết); Line (con đường). Vậy thì "Deadline" chính là "con đường chết". Nghe thú vị hơn hẳn phải không nào?

Hoặc một trường hợp khác, khi xin lỗi các em thường nói "I'm sorry". Nhưng tiếng Anh lại có rất nhiều câu có hàm ý xin lỗi khác nhau, tùy theo tình huống cụ thể. Ví dụ như: 

- Please forgive me. (Làm ơn tha thứ cho tôi)
- Sorry, I didn't mean to do that. (Xin lỗi, tối không cố ý làm vậy)
- Excuse me (khi cần đi qua người khác)
- Pardon me. (khi cần đi qua người khác hoặc bạn muốn cắt lời)

Chính việc tiếp cận ngôn ngữ theo hướng vẻ đẹp sẽ giúp các em có hứng thú tự học tiếng Anh giao tiếp nhiều hơn và các em cũng thu nhận được rất nhiều điều thú vị từ bản ngữ. Đồng thời nó khiến em trở thành một người rất tinh tế và có trái tim. Tất nhiên là trước khi học tiếng Anh, cô có một gợi ý nho nhỏ là nên xác định mục đích học tiếng Anh để làm gì? Một khi các em đã hiểu rõ mình học tiếng Anh giao tiếp để trao đổi công việc ở doanh nghiệp nước ngoài, đi du lịch, đi du học... thì các em sẽ vạch rõ ra được một lộ trình rõ ràng cho bản thân và tập trung vào đó. 

Chúc các em thành công!