Bí quyết đơn giản giúp thoát khỏi 5 sai lầm chết người khi học tiếng Anh giao tiếp

Bí quyết đơn giản giúp thoát khỏi 5 sai lầm chết người khi học tiếng Anh giao tiếp
Ms Hoa Giao tiếp “mách” các em những cách đơn giản, cực hay để học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả hơn.

Những sai lầm này phổ biến đến mức gần như ai cũng mặc phải. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người học tiếng anh giao tiếp mãi vẫn không trò chuyện được thuần thục, tự nhiên. Kéo xuống và xem ngay để tìm được cách giải quyết cho mình các em nhé!

Sai lầm 1: Quá chú tâm vào ngữ pháp

Trong tất cả các lỗi khi sử dụng tiếng anh giao tiếp thì đây chính là lỗi phổ biến nhất. Thông thường, khi cần phải nói tiếng Anh điều đầu tiên các em nghĩ tới là “Mình nên nói như thế nào?”, “Nói thế này liệu có đúng ngữ pháp không?”, “Nói sai họ có hiểu không nhỉ?”.

Từ đó, tự bản thân em sẽ cảm thấy áp lực và lúng búng, mất thời gian suy nghĩ, đắn đo xem mình phải làm gì, nói gì và rất lâu mới có thể trả lời được. Thậm chí để đỡ ngại, nhiều bạn chọn phương án đáp lời: “I don’t undertand!” để kết thúc câu chuyện.

Nếu bạn nào đã từng chat hoặc trò chuyện với Tây sẽ biết, dù ngữ pháp sai lè lè nhưng khi em nói đúng từ, họ vẫn có thể hiểu được. Mấu chốt của quá trình giao tiếp không phải là nghe đúng và đủ những gì họ nói. Em chỉ cần nắm bắt các keyword chính để biết được mình phải trả lời gì. Và họ sẽ đưa lại một phản hồi đúng trọng tâm.

tieng_Anh_giao_tiep

Quá chú trọng ngữ pháp sẽ làm giảm phản xạ khi sử dụng tiếng Anh giao tiếp

Do đó, thay vì mải mê sắp xếp từ ngữ sao cho chuẩn cấu trúc ngữ pháp trước khi nói – việc khiến cho tốc độ phản xạ của em kém đi rất nhiều lần, cứ mạnh dạn “nói bừa”, “chat bừa”, sẵn sàng sai ngữ pháp nhưng vẫn đảm bảo đúng các keyword. Dần dần, em sẽ thấy việc học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày đơn giản hơn đồng thời tự nhiên tiếp thu được cách nói chính xác từ người bản ngữ.

Chính vì thế, phương châm học tại Ms Hoa là: “No translate – No grammar – Reflex in certain situation” (Không dịch nghĩa – Không ngữ pháp – Phản xạ trong các tình huống cụ thể); và ngữ pháp vốn dĩ không phải là một nhân tố cần chú trọng quá nhiều trong giao tiếp.

Lỗi 2: Sử dụng từ vựng không đúng ngữ cảnh

Ngoài phát âm, phản xạ, để giao tiếp tốt các em còn cần thêm từ vựng. Nhưng rất nhiều em mắc lỗi học từ vựng một cách ồ ạt, tràn lan, sau đó lạm dụng chúng dù chưa biết rõ ngữ cảnh nào nên áp dụng. Từ càng khó thì cách sử dụng càng giới hạn. Ngay cả khi em đã nhớ được nghĩa của một từ, nhưng không chắc em đã phản xạ và nói ra được một câu có chứa từ ngữ đó.

Vấn đề ở đây chính là em đã không nhớ từ theo một ngữ cảnh xác định. Bởi thế cô khuyên các em học từ vựng theo chủ đề để có thể liên hệ được một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, hãy học từ theo cụm như “carry the luggage” thay vì chỉ học “carry” hoặc “luggage”. Cách học này giúp các em dễ dàng nhớ được từ, cụm từ đã học. Ngoài ra, trong khi giao tiếp tiếng Anh với người bản ngữ, các em cũng không cần phải suy nghĩ quá lâu mới lắp ráp được một câu để nói.

hoc_tieng_anh_giao_tiep

Học tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp Phản xạ tại Ms Hoa Giao tiếp

Một mẹo nhỏ nữa mà cô đang áp dụng cho các học viên của mình là hãy kết hợp việc học từ với sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) và lặp từ (repeat) để nhớ từ hiệu quả hơn và dần dần hình thành phản xạ từ vựng. Mỗi khi học 1 từ mới, các em phải kết hợp chúng với nhiều hành động khác nhau có liên quan và lặp đi lặp lại ít nhất 10 lần. Có như vậy tốc độ phản xạ khi nói của em mới nhanh hơn trông thấy.

Lỗi 3: Không chú trọng cách phát âm

Thật nguy hiểm nếu phát âm sai! Đơn giản vì nếu phát âm không đúng, em sẽ nhận diện mặt từ sai, không nghe được và khi em nói người khác cũng khó hiểu. Ví dụ như trong tiếng Anh hay có âm gió – ending sound. Khi em nói “white hair” nhưng không có “ending sound”, người đối diện sẽ nghe nhầm thành “why hair”. Và rất nhiều bạn cũng thường quên phát âm “s” trong khi nói.

Sai lầm thứ hai là không có sentence stress (nhấn câu). Nếu em nói một câu thật dài với giọng điệu đều đều, người đối diện sẽ không nhận biết được ý chính em định nói. Như cô đã phân tích ở trên, khi em học tiếng anh giao tiếp mỗi ngày, chính em cũng cần dựa vào sự nhấn giọng của người khác để biết đươc keyword là gì để trả lời cho chính xác.

Tiếp nữa là word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này là do khi nói hoặc học từ mà không để tâm đến phát âm, nhấn âm ngay từ đầu. Lâu dần sẽ hình thành thói quen khó sửa. Khi em nhấn âm sai quá nhiều từ trong một câu, người khác sẽ không thể hiểu được nội dung em muốn truyền đạt.

Đa số người học tiếng Anh đều hiểu được điều này nhưng luôn băn khoăn không biết làm thế nào để nhớ và phát âm từ một cách chính xác. Chính vì thế, Ms Hoa Giao tiếp đã áp dụng phương pháp phản xạ phát âm cho các học viên. Phương pháp này sẽ giúp các em kết nối những âm tiết mình đọc với ngôn ngữ cơ thể, giúp nhớ lâu hơn, từ đó phản xạ nhạy bén hơn khi em gặp lại chúng sau này.

Ví dụ như khi nói âm /i:/, hãy vừa nói vừa nở nụ cười hay mô phỏng âm /ʒ/ bằng hành động vít ga xe máy… Cách học này không chỉ thú vị mà kiến thức còn được dung nạp rất tự nhiên. Trong 15 phút em hoàn toàn có thể nhớ được cách phát âm chính xác của 10 từ.

Lỗi 4:  Đệm quá nhiều từ “um”, “ah” … khi nói

Lỗi này không chỉ có khi giao tiếp tiếng Anh mà còn cả trong tiếng Việt. Nhiều bạn có thói quen sử dụng những từ như “um”, “ahh”, “so”, “you know”… khiến cho câu nói ngắc ngứ, nhát gừng và trở nên rắc rối, “dài bất tận”.

Cách tốt nhất là giảm tốc độ nói, dần dần nhận thức và kiểm soát thói quen này. Mỗi khi chuẩn bị phát ra những từ nói trên, các em hãy dừng lại 1 chút, sau đó tiếp tục nói mà không chèn thêm bất cứ từ đệm nào.

Bên cạnh đó, hãy giải quyết triệt để việc không biết nói gì tiếp theo bởi cô thấy có một thực tế là các em rất thích nói chuyện với Tây, nhưng nhiều khi chỉ được 1, 2 câu thì bỗng nhiên bị chững lại. Hãy thử áp dụng phương pháp phản xạ hội thoại theo tư duy mind-map cô đã dày công nghiên cứu nhé.

Ví dụ khi nhân được câu hỏi “Are you guys friends with each other?”, thay vì chỉ trả lời “Yes, we are” – một câu trả lời quá ngắn, phương pháp mind-map phát triển hội thoại sẽ giúp em bám vào các ý sau: cung cấp thông tin cơ bản, cung cấp tình trạng tình bạn, nói về tính cách của người bạn để cuộc nói chuyện trở nên dài hơn.

Tham khảo các lộ trình học tiếng Anh giao tiếp online theo phương pháp của cô nhé:

Lỗi 5: Nói quá nhanh và luôn cố để hoàn hảo

Nhiều người xem việc nói nhanh chính là nói lưu loát như người bản ngữ. Tuy nhiên, em không nên nói nhanh khi mà khả năng giao tiếp chưa tốt, dễ mắc những lỗi ngữ pháp, phát âm, từ vựng vì không có đủ thời gian để suy nghĩ về chúng.

Hãy nói với một tốc độ vừa phải, rõ ràng và nhớ là KHÔNG NUỐT CHỮ. Trong khi nói em hãy để ý đến việc nhấn trọng âm từ, câu để làm nổi bật các ý quan trọng. Mục tiêu của chúng ta không phải là nói thật hoàn hảo mà có thể diễn đạt rõ ý tưởng, thông tin và cảm giác của mình.

Mong rằng những lời giải đáp của cô sẽ giúp các em thoát khỏi những sai lầm không đáng có khi học tiếng Anh giao tiếp. Với một lộ trình và phương pháp học đúng đắn, việc giao tiếp thành thạo sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều! Chúc các em thành công!